Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Vực (1930 – 2010)

Thuong vuc

“Vùng đất và con người Thượng Vực đã song hành cùng hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tên gọi và địa danh hành chính của xã cũng thay đổi nhiều lần: Từ năm 1948 đến năm 1976, xã có tên là Đại Đồng, đến năm 1976 mới đổi tên là Thượng Vực. Ở thời kỳ nào, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cũng tham gia đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, cùng nhân dân cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), nhân dân trong xã một lòng theo Đảng, góp phần làm nên thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan chế độ thực dân phong kiến, xây dựng nền tự do, dân chủ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thượng Vực đã cùng nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên cường chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Từ những đảng viên đầu tiên sinh hoạt trong chi bộ ghép 42 đến khi thành lập Chi bộ Đảng Đại Đồng năm 1954, địa bàn xã đã có 43 đảng viên. Năm 1963, chi bộ Đảng chính thức được chuẩn y thành Đảng bộ 2 cấp, khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng ở địa phương.

Phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực tự cường, trong công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng cuộc sống mới, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (năm 1986), cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã đã kịp thời đổi mới tư duy nhận thức về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội một cách toàn diện. Nhờ đó, hầu hết các cánh đồng trên địa bàn xã hiện nay đều cấy được 2 vụ, đường làng ngõ xóm đã bê tông hóa, các công trình phục vụ sinh hoạt và sản xuất được cải thiện rõ rệt. Đời sống nhân dân được nâng cao…

Bài khác